Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Câu chuyện bóng đá: Pep Guardiola – Napoleon của bóng đá hiện đại

 Pep Guardiola thường được ca tụng là một nhà cách mạng của bóng đá hiện đại, với những nước cờ chiến thuật hợp lý và sự sáng tạo đầy chất nghệ thuật trên sân cỏ. Chỉ có những kẻ không hiểu biết gì về bóng đá mới không công nhận tài năng của ông. Điều gì đã giúp Pep thành công? 

10-4. 5-1. 25-7. Đó là tỉ số cộng dồn những trận đấu của Barcelona dưới thời Guardiola với Arsenal, Manchester United và Real Madrid. Arsenal được ca ngợi bởi lối đá tấn công lãng mạn. M.U nổi tiếng với phong độ ổn định và khả năng thắng mọi trận đấu quan trọng để giành cúp. Real Madrid từng là bá chủ châu Âu. Trong bốn năm dẫn dắt Barça, Pep Guardiola đã kết hợp được tất cả những điều trên vào trong một đội bóng.

Vậy nhưng không như những học trò của mình, với Messi đang trên đường trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại, Xavi là một tiền vệ trung tâm bậc thầy hay Andres Iniesta tỏa sáng rực rỡ ở những thời khắc quan trọng nhất, có một sự nghi ngờ luôn hiện hữu trong số đông người hâm mộ bóng đá, rằng trách nhiệm của Pep Guardiola với đội bóng Barcelona vĩ đại này chẳng qua cũng chỉ như trách nhiệm của người làm nhiệm vụ bật đèn các phòng triển lãm ở bảo tàng Louvre đối với bức tranh nàng Mona Lisa mà thôi. Sự thật có phải như vậy không?


 Pep nổi lên từ rất sớm 

Thành công của Pep Guardiola trước hết là ở chỗ ông đã biến một đội bóng rối ren, thiếu kỷ luật mà Frank Rijkaard để lại thành một cỗ máy bóng đá tấn công, với mục tiêu duy nhất là chiến đấu và chiến thắng. Tất nhiên, sẽ là sai lầm nếu khẳng định rằng Guardiola một tay xây dựng nênBarcelonangày nay, nhưng không có ông, chẳng biết đội bóng này nay sẽ đi về đâu. Ở loạt trận tứ Champions League năm 2008, CĐV trên sânCamp Nouđã la ó các cầu thủ của họ bởi một trận đấu quá tệ hại. Chỉ vài tuần sau, tới lượt Real Madrid đánh bại họ với tỉ số 4-1 để giành cúp lần thứ hai liên tiếp, bỏ xa Barcelona tới 18 điểm. Phong độ và kỷ luật của các cầu thủ ở mức báo động đỏ.

Chỉ ít lâu sau khi Pep Guardiola nắm quyền, mọi chuyện thay đổi hoàn toàn. Xavi nhớ lại: “Lúc đó chúng tôi mới trở về từ EURO sau khi đã giành chức vô địch với Tây Ban Nha, và ngay lập tức, tôi cảm thấy một bầu không khí khác biệt. Nhiều tiêu chuẩn mới được đặt ra, chú trọng hơn tới thể chất và thể lực. Tôi nhớ rằng mình đã nói với Iniesta: ‘Chúng ta nên bắt kịp chuyến tàu này ngay, nếu không chúng ta sẽ rớt lại phía sau mất.’

Gerard Pique, khi đó mới trở lại với Barça từ Manchester United, nói: “Pep không chỉ ra lệnh mà còn giải thích rõ vì sao lại phải làm như vậy. Điều đó giúp bạn trở thành một cầu thủ tốt hơn, bởi bạn hiểu được lý do của từng lời hướng dẫn.”

Trong phòng thay đồ, Pep không chấp nhận một ngôi sao nào. Một trong những điều đầu tiên ông làm vớiBarcelonalà tìm cách xử lý Deco, Ronaldinho và Samuel Eto’o, dù Eto’o có mùa bóng đầu tiên khá thành công với vị HLV mới. Guardiola rất mạnh tay, nhưng những hành động của ông đều có lý do của chúng. Deco, Ronaldinho và Eto’o đều là những cầu thủ gây nhiều rắc rối, ảnh hưởng không tốt tới lứa cầu thủ trẻ của Barça.


 Gặt hái vô số thành công cùng Barcelona 

Guardiola cũng không khoan nhượng đối với những cầu thủ có người đại diện không biết điều. Ai cũng biết rằng Ibrahimovich được bán sang Milan là do những xung đột cá nhân với Pep, và bản thân anh ta cũng không phải là một cầu thủ phù hợp với đội bóng, nhưng hậu vệ Maxwell cũng bị đẩy đi bởi người đại diện chung của hai cầu thủ này, Mino Raiola, đã không được chào đón ở Barcelona. Tương tự, Yaya Toure sang Manchester City phần lớn bởi Dimitri Seluk đã gây ra nhiều rắc rối cho câu lạc bộ và giới truyền thông, chứ không hoàn toàn là do Man City trả giá cao.

Tuy vậy, thành công thực sự của Pep Guardiola Barcelona là ở phương diện triết lý bóng đá, chứ không phải ở yếu tố con người. Triết lý bóng đá của Guardiola không mới, ngược lại, nó còn mang một chút hoài cổ, bởiBarcelonađược xây dựng từ tất cả những gì đẹp đẽ nhất của lịch sử bóng đá.

Khi cuộc khủng hoảng tài chính tấn công xã hội loài người, những dự báo về một thời kỳ đen tối bao trùm tất cả mọi thứ, và bóng đá cũng tưởng chừng như không thoát khỏi một tương lai ảm đạm. Phản ứng đầu tiên của xã hội, và cũng là của bóng đá, là đưa ra những giải pháp an toàn, chắc chắn. Đầu thế kỷ 20, những đội bóng phòng ngự chặt, phản công tốt lên ngôi: Hy Lạp vô địch 2004 với một hệ thống phòng ngự chặt chẽ kế thừa tư tưởng catenaccio của người Ý, Liverpool giành cúp Champions League 2005 với chỉ 10 bàn thua trong 13 trận. Ngay cả khi Barcelona giành cúp năm 2006 dưới thời Frank Rijkaard với hai tiền vệ Mark Van Bommel và Edmilson, cũng khó có thể coi là tiki-taka. Đúng lúc đó Pep xuất hiện, với triết lý bóng đá gần như là một lời tuyên ngôn đáp lại phong cách thi đấu thô ráp của các đội bóng trên.

Tất nhiên, điều này cũng không phải là một hiện tượng thể thao độc nhất vô nhị, và sự hồi niệm quá khứ gần đây cũng xuất hiện trong thế giới âm nhạc với những làn sóng phục hưng của nhạc pop thập niên 80 thông qua những ban nhạc indie vẫn lôi cuốn giới trẻ, những người sinh ra khá lâu sau khi Roxy Music kết thúc sự nghiệp của họ. Ở Anh, Liverpool mời Kenny Dalglish cũng là một ví dụ điển hình của việc đề cao những giá trị truyền thống trong thời buổi đầy biến động, cũng như việc người hùng của quần chúng Đức Jupp Heynckes trở về làm HLV cho Bayer Leverkusen và Bayern Munich.


 Pep sẽ thành công với Bayern? 

Dù rất coi trọng truyền thống, nhưng Pep cũng không phải là người tôn sùng mù quáng một hình mẫu cụ thể. Ông không chỉ đơn giản là điền tên 11 cầu thủ ra sân vào danh sách thi đấu và để họ tự do thể hiện, trận này qua trận khác chỉ duy nhất một chiến thuật, một lối chơi. Ông hoàn toàn ý thức được rằngBarcelonacủa ông phải trở nên đa dạng hơn, khó đoán biết, khó nắm bắt hơn.

Ibrahimovich được đưa về để cải thiện khả năng không chiến của đội bóng, điều mà tiki-taka bình thường chưa thể đáp ứng. Khi mọi chuyện diễn ra không như dự tính, Pep lại thử nghiệm lối chơi với ba hậu vệ, áp dụng những lý thuyết của bậc thầy Marcelo Bielsa trong trận El Clasico trên sân Santiago Bernabeu năm ngoái, khi để Sergio Busquets lùi sâu làm nhiệm vụ kiến tạo lối chơi và Daniel Alves dâng cao để cắt đứt mối liên hệ ở cánh của Real Madrid. Nhưng thành công trong một trận đấu đã không thể chuyển hóa thành thành công trong cả mùa giải. Khi áp dụng một lối chơi mới cho đội bóng, khó khăn đầu tiên xuất hiện là sự nhịp nhàng, linh hoạt sẽ không còn nữa. Lời nguyền ba năm của Bela Guttmann vẫn chưa thể hóa giải, Pep quyết định kết thúc quãng thời gian lừng lẫy vớiBarcelonađể chuyển sang làm HLV cho Bayern Munich.

Liệu Pep có thành công với BayernMunichnhư ông đã từng thành công ởBarcelona? Có thể lắm chứ. Bayern có một hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ khá tốt, Pep coi đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một đội bóng mạnh. Khi ông muốn có một cầu thủ như Sergio Busquets, Bayern cũng đã có Javi Martinez. Triết lý “Khi bạn giữ bóng, đối thủ không có bóng, và một khi họ không có bóng thì họ không thể ghi bàn” cũng sẽ được áp dụng triệt để. Các cầu thủ tấn công của Bayern sẽ phải hoạt động nhiều hơn, áp sát đối thủ gây sức ép theo đúng chủ nghĩa bóng đá tấn công tổng lực. Một chu kỳ mới sẽ bắt đầu.


Nguồn: bongdaso.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét