Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Ôn tập dồn dập trước mùa thi học kỳ I: Vì thành tích hay học sinh?

GiadinhNet - Cứ vào mùa thi học kỳ, cả cô và trò lại miệt mài ôn tập.

Nhật Phương gặm bánh mì chuẩn bị vào giờ học thêm.
Ảnh: Trung Dũng.

Theo một số giáo viên, các em không nên quá căng thẳng trong kỳ thi này, chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa đã có thể làm được bài.

Ôn tập căng thẳng

6h30 tối tại một trung tâm học thêm trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội) khoảng 20 học sinh tranh thủ xem lại bài để chuẩn bị vào giờ học thêm buổi tối. Quốc Anh (học sinh Trường tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân) cho biết, em vừa tan trường lúc 16h45 đã phải vội vàng qua trung tâm để học thêm Toán và Tiếng Việt.

Mỗi tuần, Quốc Anh học 2 buổi, mỗi buổi 3 tiếng. Gần cuối tháng 12, lớp Quốc Anh sẽ thi môn đầu tiên của học kỳ I. Ngay từ đầu tháng, cô giáo đã cho đề cương về nhà ôn tập với gần 40 bài toán và 10 bài văn. Trong vòng hơn một tuần, các học sinh phải giải quyết hết số lượng bài vở trên. Buổi tối, Quốc Anh thường học bài đến khoảng 9- 10h là đi ngủ. Nhưng vào mùa thi học kì, hầu như tối nào em cũng phải “cày” đến gần 11h, chưa kể đến việc phải tất bật học thêm tại trung tâm.

Theo Quốc Anh, chuẩn bị thi học kì, bạn nào học kém sẽ được cô giáo cho làm nhiều bài tập hơn để bắt kịp các bạn. “Những ngày gần thi thế này, sau giờ học ở trường, những bạn học kém được cô giáo cho ở lại lớp làm hết bài tập trong ngày mới được về. Làm xong, cô giáo sửa cho tại lớp”, Quốc Anh cho biết.

Cũng là học sinh Trường tiểu học Phan Đình Giót, Phú An cho biết, em vừa phải học thêm ở trung tâm, vừa học thêm ở câu lạc bộ do trường mở. Gần thi học kì I, lượng bài tập được giao về nhà có tăng lên nhưng bù lại, cô giáo dạy kĩ hơn về các dạng bài. Tất cả các buổi chiều, lớp em đều được cô giáo chữa bài mẫu ở các dạng để gặp đề thi nào cũng làm được.

Ngọc Huy, học sinh Trường THCS Thành Công (quận Đống Đa, Hà Nội) thì cho biết, vừa tan học là em phóng vù về trung tâm để học thêm. Mỗi tuần, Huy mất 4 buổi để học thêm cả Toán, Lý, Văn. Chưa kể, trường còn tổ chức học thêm theo hình thức câu lạc bộ khiến cả tuần em chỉ biết mải miết học. Theo Huy, thực ra bài tập trong đề cương ôn thi không quá khó nhưng nhiều quá nên tối nào em cũng phải vùi mình học đến 11h30. Bài nào khó quá thì em gọi điện hỏi cô giáo hoặc hỏi các bạn trong nhóm.

Nhật Phương, học sinh Trường THCS Acsimet (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vừa gặm vội chiếc bánh mì sau khi tan lớp, vừa xem lại bài trước khi vào giờ học thêm. Phương cho biết, kì này em phải thi cùng lúc 16 môn. Trong đó, đề cương môn Toán để thi học kì đến 23 bài. Còn Văn, Sử, Địa… cô giáo bảo “học hết các bài trong sách”. Em bắt đầu ôn thi học kì I từ cuối tháng 11. Ở lớp cũng ôn, tại trung tâm cũng ôn theo hướng giáo viên cho bài tập, học sinh giải và giáo viên giải đáp thắc mắc.

Một học sinh Trường tiểu học Ngôi Sao xem lại giấy báo thu tiền học thêm dưới hình thức câu lạc bộ.

Đạt kết quả cao không khó

Nhật Phương (5 năm liền là học sinh giỏi của Trường THCS Acsimet) chia sẻ, ôn thi học kì, học sinh nên học cách tư duy chứ không nhất thiết phải học thuộc lòng một cách máy móc. Chẳng hạn, môn Tiếng Anh nên ôn các dạng câu, sau đó đến đoạn hội thoại. Môn học thuộc lòng thì nên học theo từ khóa những kiến thức chính. Với những môn học phải ghi nhớ thời gian và sự kiện, phương pháp hiệu quả là gắn với sự kiện gì đó của bản thân, sự kiện buồn cười một chút càng dễ nhớ.

Phương cho biết, ví dụ sự kiện “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972”, em sẽ nhớ mẹ sinh năm 1973 và trước đó 1 năm thì có sự kiện trên. Đặc biệt, theo kinh nghiệm của Phương, học sinh có thời gian một tuần trước mỗi môn thi nên không nhất thiết phải học lu bù tất cả các môn mà gần thi môn gì thì tập trung ôn thi môn ấy, như vậy kiến thức sẽ được nhớ tập trung hơn.

Cô Phạm Thị Minh, giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh, Hà Nội cho biết, học sinh ôn thi học kì không quá khó khăn vì chỉ hệ thống kiến thức lại từ đầu. Tuy nhiên, bây giờ học sinh thường học trước quên sau nên vào mỗi mùa thi học kì, cả cô lẫn trò đều miệt mài ôn tập. Đặc biệt, do các em thi cùng lúc cả môn chính lẫn môn phụ nên khối lượng ôn tập dồn lên cùng lúc khá nhiều. Chẳng hạn, ở lớp 6, học sinh phải thi học kì đến 11 môn. Lên lớp 8, các em thi cùng lúc 12 môn. Trong đó, thông thường các em không sợ môn chính bằng môn phụ.

Theo phân tích của cô Minh, các môn Văn, Toán, học sinh được học khá nhiều tiết trên trường, chưa kể một số em còn học thêm ngay từ đầu học kì nên có lượng kiến thức kha khá. Nhưng ở những môn như Sinh, Sử, Địa… phải học thuộc nhiều nên nhiều em khá lo lắng. Mặc dù vậy, theo cô Minh, các em không nên quá căng thẳng. Thi học kì thực chất chỉ là bài kiểm tra, học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa đã có thể làm được bài.
Hạnh Nguyên

Xem tại đây:

day mix nhac online

hướng dẫn mix nhạc online

 

lưu ý thuật ngữ cutoff là điểm mà tín hiệu bị giảm dần từ tần số đã chọn, đó là điểm mà tín hiệu bị giảm 3dB. High-pass hay low-pass không cắt đi ngay lập tức tín hiệu mà cắt dần dần. Ta cần lưu ý khi dùng bất cứ bộ lọc nào, ngay cả khi ta chỉ định tần số cụ thể nào đó thì cũng không chỉ tần số đó bị ảnh hưởng mà các tần số gần kề cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo.

can-ban-ve-eq-trong-mix-nhac-2, mix nhac online

Nguồn: giadinh.net.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét