Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Những tiếng nói từ cơ sở

(BVPL) - Trong hai ngày 6-7/12/2012, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội, Hội nghị toàn quốc “Tổng kết thực tiễn thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003” của Ngành KSND đã diễn ra với sự tham dự của khoảng 1000 đại biểu đến từ VKS các cấp. Tại Hội nghị, có rất nhiều ý kiến sôi nổi, tâm huyết, trăn trở xuất phát từ thực tiễn hoạt động kiểm sát của các đại biểu đã tham gia góp ý về những nội dung xung quanh hai đạo luật. Từ số báo này, báo BVPL sẽ trích đăng các ý kiến tại hội nghị đến từ các cấp VKS trong cả nước.
Đồng chí Nguyễn Minh Đức, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ VKSNDTC phát biểu tại Hội nghị.


Luật Tổ chức VKSND, Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND được Quốc hội thông qua và ban hành năm 2002 bên cạnh những kết quả tích cực, đến nay cũng bộc lộ những khó khăn, bất cập như: quy định về chức danh KSV, cơ chế tuyển chọn và Hội đồng tuyển chọn còn mang tính hình thức; quy định nhiệm kỳ KSV... Đồng chí Nguyễn Minh Đức cho rằng, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về KSV cho phù hợp.


Theo đó, nên quy định KSV là người được bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ khác do luật quy định theo sự phân công của Viện trưởng VKS.

Về ngạch KSV: theo hướng nên chia thành 4 ngạch KSV, gồm: KSV sơ cấp, KSV trung cấp, KSV cao cấp và KSV VKSNDTC nhằm tương thích với việc nghiên cứu mô hình tổ chức hệ thống VKSND gồm 4 cấp, bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của KSV ở mỗi cấp.

Thẩm quyền bổ nhiệm KSV cần đổi mới theo hướng: Chủ tịch nước bổ nhiệm KSV VKSNDTC (như hiện hành); Viện trưởng VKSNDTC bổ nhiệm KSV cao cấp, còn KSV trung cấp, KSV sơ cấp thông qua Hội đồng tuyển chọn KSV.

Liên quan đến vấn đề nhiệm kỳ KSV, cần có 2 phương án, đó là kéo dài nhiệm kỳ lên 10 năm để đảm bảo việc nâng cao ý thức rèn luyện và trách nhiệm trong công việc, có cơ chế đánh giá cán bộ thận trọng, hiệu quả. Phương án hai là không quy định nhiệm kỳ đối với tất cả các ngạch KSV.

Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội:

Cần thành lập Ủy ban kiểm sát và đơn vị cấp vụ tại các VKSND cấp cao

Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.


Theo tinh thần của Kết luận 79 của Bộ Chính trị, hệ thống tổ chức và hoạt động của VKSND đã có sự đổi mới mạnh mẽ, VKSND được tổ chức và hoạt động theo hướng hình thành 4 cấp kiểm sát với việc thành lập mới VKSND cấp cao. Đây là vấn đề mới, đồng chí Nguyễn Huy Tiến cũng đưa ra một số đề xuất cơ bản về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, về mối quan hệ giữa VKSND cấp cao với VKSNDTC, VKSND tỉnh, khu vực. Theo đó, về cơ cấu tổ chức, VKSND cấp cao có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định chưa có hiệu lực của TAND cấp tỉnh, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh và cấp khu vực trong địa hạt tư pháp. Như vậy, VKSND cấp cao phải giải quyết một khối lượng rất lớn công việc. Hơn nữa, VKSND cấp cao được giao nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các hoạt động về tố tụng của VKSND cấp tỉnh, cấp khu vực trong địa hạt tư pháp. Do vậy, cần thành lập Ủy ban kiểm sát và đơn vị cấp vụ tại các VKSND cấp cao.

Đồng chí Nguyễn Quang Thành, Viện trưởng VKSND TP. Hà Nội:

Nhiều bất cập từ thực tế thi hành BLTTHS 2003

Đồng chí Nguyễn Quang Thành, Viện trưởng VKSND TP. Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.


Từ thực tế hoạt động của VKS TP. Hà Nội khi thi hành BLTTHS, thời gian qua có nhiều điểm bất cập, vướng mắc cần sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn tình hình chung của các đạo luật, của tình hình đất nước và thông lệ quốc tế…

Cụ thể, đối với vấn đề giải quyết tin báo tố giác tội phạm (Điều 103) hiện nay đang là vấn đề rất nhức nhối. Ở VKSND TP. Hà Nội, một năm xử lý khoảng 6.500 tin báo nhưng thực tế số lượng vụ án đã khởi tố lớn hơn rất nhiều, khoảng 10.500 vụ án hình sự với khoảng 15.000 bị can. Trong số hơn 6.000 tin, thì đơn vị quản lý việc khởi tố được 1.500 tin báo, số còn lại khởi tố từ Cơ quan điều tra là phạm tội quả tang hoặc các chuyên án từ CQĐT. Như vậy, có thể thấy, VKS Hà Nội, cũng như nhiều đơn vị khác của Ngành không nắm được tình hình tố giác tội phạm nói chung từ CQĐT, khi CQĐT khởi tố thì mới nắm được. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là do lực lượng của CQĐT thì rất lớn nhưng cán bộ, KSV lại quá mỏng không thể nắm bắt hết được thông tin. Chính vì vậy, cần tăng cường cả cơ sở vật chất và cán bộ để đảm bảo tốt việc xử lý tin báo, tố giác tội phạm.


Về thời hạn tạm giam, tạm giữ, khi hết thời hạn điều tra, CQĐT phải ra quyết định gia hạn thời gian điều tra do VKS phê chuẩn, nếu không cần thiết gia hạn thì CQĐT có quyền tạm tha cho đối tượng hay không. Hiện có hai quan điểm là CQĐT có quyền và CQĐT không có quyền xuất phát từ nguyên tắc những vụ điều tra do VKS phê chuẩn thì phải do VKS quyết định. Thực tế, quyền hạn của VKS trong hoạt động tạm giữ, tạm giam được quy định không rõ nên dẫn đến những cách thực hiện khác nhau tại các đơn vị. Vì vậy, khi sửa đổi phải quy định rõ ràng, tránh tình trạng hiểu không rõ nên thực hiện không đúng theo quy định.

Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Quang Thành cũng cho rằng, trong một vụ án có nhiều bị can, có bị can phạm tội nghiêm trọng và có bị can phạm tội không nghiêm trọng. Theo quy định, với những đối tượng ít nghiêm trọng thì thực hiện tạm giam theo mức ít nghiêm trọng là 2 tháng. Quy định này là chưa hoàn toàn phù hợp khi đối chiếu với luật tố tụng hiện hành, nếu xử lý theo loại tội thì không đảm bảo giải quyết vụ án về thời gian. Đây cũng là một vướng mắc. Vì vậy, cần sửa đổi điều này cho rõ.

Về thẩm quyền, qua thực tiễn có một số vướng mắc đó là không quy định có thể áp dụng cáo trạng VKS địa phương thứ nhất (chuyển đi) đối với địa phương mới hay không, thực tế VKS Hà Nội không chấp nhận cáo trạng của VKS địa phương trước khi Tòa án mới nhận thì đơn vị sẽ chuyển cho VKS mới nhận bản cáo trạng mới nếu đủ điều kiện. Nếu không đủ điều kiện thì yêu cầu điều tra bổ sung. Hiện mỗi đơn vị giải quyết một cách khác nhau, cho nên khi sửa đổi cũng cần phải đưa vào luật và làm cho rõ…

Đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Phúc:

Giao cho Ủy ban kiểm sát xem xét tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm KSV của cấp mình là phù hợp

Đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại Hội nghị.


Việc tuyển chọn, bổ nhiệm KSV thông qua Hội đồng tuyển chọn KSV đã được thực hiện từ năm 2002 đến nay. Qua việc tổng kết thi hành Luật tổ chức VSKND năm 2002 và Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND hiện nay cho thấy, đã có nhiều khó khăn, bất cập ảnh hưởng tới tiến độ bổ nhiệm KSV, đến việc nâng cao trách nhiệm và chất lượng đội ngũ KSV. Theo tôi vì 3 lý do chính:

Một là,đa số các thành viên Hội đồng tuyển chọn KSV là người ngoài ngành, không am hiểu về lĩnh vực tư pháp, về nghiệp vụ, công tác kiểm sát nên việc nhận xét, đánh giá về phẩm chất, năng lực của người được đưa ra tuyển chọn chủ yếu căn cứ vào hồ sơ, tài liệu do VKS cung cấp nên việc đánh giá, nhận xét rất dễ dẫn đến chủ quan, cảm tính hoặc phiến diện khi tuyển chọn.

Hai là,Hội đồng tuyển chọn KSV thiếu tính ổn định về tổ chức, các thành viên Hội đồng này thường được thay đổi, bổ sung do hết nhiệm kỳ giữ chức vụ hoặc do nghỉ hưu, chuyển công tác... nên cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của Hội đồng.

Ba là,các thành viên Hội đồng tuyển chọn tham gia Hội đồng với vai trò kiêm nhiệm, đều là lãnh đạo ngành, công việc nhiều, vì vậy khó có điều kiện tập trung chuyên sâu vào hoạt động tuyển chọn KSV cũng như không có điều kiện thẩm tra, xác minh làm sáng tỏ các thông tin phản ánh có liên quan tới phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực của người được tuyển chọn. Việc thực hiện cơ chế tuyển chọn theo phương thức này, thực chất là việc tuyển chọn được Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ trước đó rồi mới gửi hồ sơ cho Hội đồng tuyển chọn nghiên cứu, nhận xét, đánh giá. Do vậy, hoạt động tuyển chọn KSV của Hội đồng tuyển chọn không tránh khỏi tính hình thức, không sát với thực tế.

Chính vì vậy, việc để Ủy ban kiểm sát xem xét tuyển chọn để bổ nhiệm KSV thì trình tự, thủ tục bổ nhiệm sẽ gọn nhẹ, kịp thời. Hơn nữa, sẽ đề cao thẩm quyền, nâng cao trách nhiệm tập thể của Ủy ban kiểm sát. Bên cạnh đó, Ủy ban kiểm sát là một tập thể chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm sát, đồng thời có điều kiện trực tiếp nắm bắt và đánh giá về phẩm chất đạo đức cũng như về trình độ, năng lực công tác của cán bộ, đối tượng tuyển chọn, bổ nhiệm. Do đó, việc giao cho Ủy ban kiểm sát xem xét tuyển chọn đề nghị bổ nhiệm KSV của cấp mình là phù hợp.

Nhóm PV(lược ghi)


Xem tại đây:

hoc mix nhac

Cần lưu ý thuật ngữ cutoff là điểm mà tín hiệu bị giảm dần từ tần số đã chọn, đó là điểm mà tín hiệu bị giảm 3dB. High-pass hay low-pass không cắt đi ngay lập tức tín hiệu mà cắt dần dần. Ta cần lưu ý khi dùng bất cứ bộ lọc nào, ngay cả khi ta chỉ định tần số cụ thể nào đó thì cũng không chỉ tần số đó bị ảnh hưởng mà các tần số gần kề cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo.

can-ban-ve-eq-trong-mix-nhac-2, mix nhac online

Nguồn: baobaovephapluat.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét