Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

GS Võ Quý lại mang vinh dự về cho đất nước

Ngày 17-10-2012 tại hội trường lớn của Hội nghị COP11 (Liên Hiệp Quốc) ở Hyderabad (Ấn Độ) có ba nhà khoa học được nhận giải thưởng MIDORI về Đa dạng sinh học năm 2012. Đó là GS Võ Quý (Việt Nam), GS. Juan Carlos Castilla (Chile) và GS. Rodrigo Gamez-Lobo (Costa Rica). Phần thưởng này được ông B.F de Souza Dias- Trưởng ban Thư ký của Công ước Đa dạng sinh học- đánh giá là "Giải Nobel về Đa dạng sinh học".
GS Võ Quý nhận giải thưởng MIDORI
về Đa dạng sinh học năm 2012

Ba nhà khoa học này được chọn ra từ danh sách 145 nhà khoa học được cân nhắc từ 50 quốc gia khác nhau. Mỗi người không chỉ nhận được số tiền 100.000 USD và một Cup mà còn làm rạng danh quốc gia mà họ là người đại diện. Trước hàng trăm chính khách, các quan chức cao cấp và các nhà khoa học, GS Võ Quý đã chia sẻ: "Tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào đa dạng sinh học để tồn tại. Nhưng ngày nay, tốc độ các loài mất đi nhanh chóng song hành với mức tăng dân số và tiêu thụ tài nguyên lại đặt gánh nặng lên môi trường sống và các loài động thực vật hoang dã. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thành công để tìm ra một cách thức để tồn tại và phát triển trong giới hạn vốn có của tự nhiên hay không. Đây là lúc phải hành động ngay lập tức. Chậm trễ sẽ làm tăng mức độ suy thoái đa dạng sinh học... Không có giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề. Mỗi thành viên của cộng đồng toàn cầu đều có một vai trò: một số làm những việc lớn, một số làm những việc nhỏ, nhưng mỗi người đều đóng góp phần mình vào giải quyết toàn bộ vấn đề. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều cần hợp tác để giải quyết vấn đề này, nếu không tất cả chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi vì tất cả chúng ta đều chia sẻ một hành tinh – Trái đất”.

Hợp tác Việt Nam - Nam Phi về Bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học

Tại Hà Nội ngày 10-12,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức họp báo thông báo về việc Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nam Phi, về hợp tác Bảo tồn và Bảo vệ đa dạng sinh học. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát khẳng định: Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các Công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học. Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép mẫu vật sừng tê giác và các loại thuộc Phụ lục Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) qua cửa khẩu đường bộ, đường không và đường biển, đặc biệt là đối với các chuyến hàng từ Châu Phi. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định cấm nhập khẩu tất cả các mẫu vật tê giác vào Việt Nam trong năm 2012.
PV
Cả ba nhà khoa học này sau đó được mời đến Tokyo để tham gia diễn đàn về Đa dạng sinh học tổ chức tại hội trường U Thant của ĐH Liên Hợp Quốc. Tại đây GS Võ Quý đã có buổi nói chuyện trước 300 nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách về việc Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

GS Võ Quý sinh năm 1929 tại vùng đất giàu truyền thống hiếu học xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Từ thuở nhỏ ông đã có duyên với thiên nhiên, thích quan sát, khám phá, tìm tòi những bí ẩn ở xung quanh. Năm 1946, ông thi vào Trường Quốc học Huế và là một trong bốn học sinh người Nghệ - Tĩnh đã đỗ vào trường khóa ấy. Tuy học 4 lớp khác nhau, song 4 anh em đều nhắc nhở nhau phải học làm sao để đứng đầu lớp. Nhưng chỉ học được vài tháng thì thực dân Pháp đánh vào Huế, ông phải về quê làm ruộng. Một năm sau, Trường chuyển ra Hà Tĩnh, ông được đi học trở lại và thế là ước mơ của ông lại được chắp cánh.

Ông đến với nghề sư phạm như một định mệnh. Ông kể: "Lúc đầu tôi thích ngành Y lắm. Ba lần toan từ bỏ nghề "gõ đầu trẻ" nhưng không thành. Cực chẳng đã, nghĩ mình không thể thoát khỏi nghề "gõ đầu trẻ" thì phải làm thật tốt. Rồi mình trở nên yêu nghề thật sự. Thế mà lại hay". Năm 1949, ông bắt đầu sự nghiệp cầm phấn ở trường cấp II Liên Việt tại xã nhà (nay là trường THCS Nguyễn Biểu, Hà Tĩnh). Năm 1950, ông được Tỉnh ủy Hà Tĩnh điều sang dạy tại trường cấp III Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh). Tiếp đó, ông được chuyển đến Trường Sư phạm trung cấp Liên khu IV (Nghệ An), trường cấp III Lam Sơn (Thanh Hóa), rồi Nha Giáo dục phổ thông (Bộ Giáo dục). Năm 1951 ông được chọn sang học tại Khu Học xá trung ương (Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc) và ông đã là 1 trong số 7 sinh viên Sinh học đầu tiên được đào tạo ở Trường Sư phạm Cao cấp tại Khu Học xá Trung ương và sau đó là người gắn bó trên nửa thế kỷ với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu tại Khoa Sinh học Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (sau là ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội). Ông đã từng làm Chủ nhiệm Khoa Sinh học (1980-1990) và ông đã xây dựng nên Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (1985) và hiện là Chủ tịch danh dự của Trung tâm này, (nay trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ông là chuyên gia số 1 về Điểu học và sau đó là chuyên gia hàng đầu về Đa dạng sinh học ở nước ta. Bằng những nghiên cứu xuất sắc của mình và các cộng sự, GS.TS.NGND Võ Quý đã lần lượt được trao tặng rất nhiều phần thưởng quý giá: Huy chương Vàng về thành tích bảo vệ động vật hoang dã và xây dựng khu bảo vệ thiên nhiên do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) trao tặng (1988); là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến ngày hôm nay nhận Bằng Danh dự Global 500 của Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc.(1992); nhận Huy chương John Philipps của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) và Giải thưởng hạng Nhất của Đức về bảo vệ môi trường sinh thái (1994); Nhận Giải thưởng về môi trường của Trường ĐH Michigan , Hoa Kỳ (1995); Nhận Giải thưởng "Hành tinh Xanh" do Tổ chức ASAHI Nhật Bản trao tặng do có những giải pháp cải tạo môi trường thế giới và dự báo về sự phát triển môi trường trong tương lai. Trị giá Giải thưởng này là 50 triệu yên, tương đương 6 tỷ đồng Việt Nam (2003)- đây là một giải thưởng quốc tế lớn nhất về môi trường, có giá trị tương đương với Giải thưởng Nobel (vì Nobel không có phần thưởng dành cho môi trường) được trao cho những cá nhân và tổ chức đã có thành tích nổi bật trong lĩnh vực này; là một trong 35 nhà khoa học được bầu chọn là Anh hùng môi trường theo Tạp chí Time, Hoa Kỳ (2008).

Với một cuộc sống thanh bạch, giản dị, GS Võ Quý đã tặng toàn bộ giải thưởng Pew Scholars 150.000 USD của ĐH Michigan (Hoa Kỳ) để phục vụ cho việc nghiên cứu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh. Ông cũng đã dành toàn bộ Giải thưởng Hành tinh Xanh trị giá 50 triệu yên cho việc nghiên cứu và bồi dưỡng cán bộ ngành môi trường. Ông đang dành nhiều học bổng để cho các cán bộ trẻ được đi đào tạo tại nước ngoài , nhằm kế tục sự nghiệp mà ông đã dày công xây dựng và gắn bó./.
GS.Nguyễn Lân Dũng

Xem tại đây:

http://www145.litado.edu.vn

http://huongdanmixnhac.web44.net

 

Cần lưu ý thuật ngữ cutoff là điểm mà tín hiệu bị giảm dần từ tần số đã chọn, đó là điểm mà tín hiệu bị giảm 3dB. High-pass hay low-pass không cắt đi ngay lập tức tín hiệu mà cắt dần dần. Ta cần lưu ý khi dùng bất cứ bộ lọc nào, ngay cả khi ta chỉ định tần số cụ thể nào đó thì cũng không chỉ tần số đó bị ảnh hưởng mà các tần số gần kề cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo.

can-ban-ve-eq-trong-mix-nhac-2, mix nhac online

Nguồn: daidoanket.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét