Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

DF-21D - ‘sát thủ diệt tàu sân bay’ của Trung Quốc

Các nhà bình luận cho rằng tên lửa chống hạm (ASBM) DF-21D của Trung Quốc ( được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay"), được đưa vào sử dụng với mục tiêu chính là Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Tên lửa DF-21 có thiết kế gần giống với tên lửa “Pershing 2” của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh, nhưng DF-21 có thể thay đổi hướng trong quá trình bay đến mục tiêu.

Tên lửa DF-21 của Trung Quốc

DF-21D thuộc tên lửa tầm trung, có tấm bắn 1.700 -3000km, dài 10,7m, đường kính 1,4m, nặng 14,7 tấn. Phiên bản mới nhất Mod 3 của DF-21D có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ TMD và NMD.

Chỉ cần nhìn vào bản đồ châu Á trong báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các mục tiêu nằm trong lãnh thổ của một loạt quốc gia châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Việt Nam hay Ấn Độ đều nằm trong tầm bắn của DF-21. Điều đó cho phép Trung Quốc từ trong lãnh thổ nước mình có thể ngắm tới khắp các vùng biển Hoa Đông, Tây Thái Bình Dương, đến cả Vịnh Bengal và vùng biển Ả Rập.

Hạm đội Thái Bình Dương đồ sộ của Mỹ có thể bị DF -21 quấy nhiễu, còn lực lượng hải quân châu Á nhỏ hơn có thể làm gì? Điều đó phụ thuộc vào từng quốc gia. Hải quân Ấn Độ hoặc Lực lượng tự vệ biển Nhật Bản với sự tài trợ và nguồn ngân sách dồi dào có thể chọn xây dựng các tính năng tàng hình cho các tàu chiến mới nhất của họ, chẳng hạn như tàu khu trục lớp Kolkata của Hải quân Ấn Độ.

Câu hỏi đặt ra là khả năng tìm mục tiêu trên biển của quân đội Trung Quốc.

Lực lượng hải quân châu Á cũng có thể hoàn toàn tránh bị phát hiện bằng cách lặn sâu dưới nước. Bằng chứng là, Tokyo đã công bố kế hoạch mở rộng hạm đội tàu ngầm động cơ diesel. New Delhi đang xây dựng tàu ngầm diesel của riêng của mình, trong khi đang tiến đến một lực lượng các tàu tấn công hạt nhân.

Đầu năm nay, Hải quân Ấn Độ nhận Nerpa, một tàu SSN lớp Akula II của Nga, và hiện đặt tên lại là INS Chakra, Nerpa sẽ giúp Ấn Độ làm quen với các hoạt động của tàu ngầm hạt nhân hiện đại, mở ra triển vọng mới cho chiến tranh dưới nước. Việt Nam đã có kế hoạch để mua sáu tàu ngầm do Nga chế tạo. Các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonexia, Singapore và Malaysia cũng có đội tàu ngầm của riêng mình.

Tuy nhiên xét về lâu dài, ASBM có thể đảm bảo các biện pháp đối phó nhiều tham vọng hơn. Củng cố các căn cứ hải quân chống lại các cuộc tấn công phủ đầu là một biện pháp hữu hiệu. Các hạm đội ở Đông Á nên phân tán hỏa lực, xây dựng lực lượng với số lượng lớn, và có thể trú ẩn trong các hang động và những nơi trú ẩn khó bị phát hiện hoặc tấn cân khác, như các tàu sân bay của Nhật Bản "tàu khu trục máy bay trực thăng" hay tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Kidd của Hải quân của Đài Loan.

Ấn Độ thì khác, họ không đi theo hướng này. Với tham vọng bao trùm toàn bộ, và có thể vượt ra ngoài Ấn Độ Dương, New Delhi có thể khó tìm thấy một lực lượng hải quân lớn với tên lửa tầm ngắn. Hải quân Ấn Độ, trong khoảng thời gian nhất định, cũng trong tình trạng khó khăn tương tự như Hạm đội Thái Bình Dương.

Hòa Phong


Nguồn: infonet.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét