Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Chuck Hagel: Tân Bộ trưởng tân chính sách ?

 NDĐT-AFP đưa tin, ngày 26-2, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu với tỷ lệ 58 phiếu thuận, 41 phiếu chống, thông qua đề cử ông Chuck Hagel làm Bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ. Ông Hagel, 66 tuổi, cựu thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, là một cựu binh chiến tranh Việt Nam và ông đã tuyên thệ nhậm chức ngày 27-2. Dư luận đang quan tâm đến chính sách quốc phòng mới của Mỹ dưới thời của tân bộ trưởng Chuck Hagel. 

 Chương cuối cùng của cuộc chiến? 

Để được vào Lầu Năm Góc ông Chuck Hagel đã phải vượt qua những phản đối của nhóm ủng hộ Israel và những người khác, những người phản đối quan điểm của ông về Iran và Hamas.

Tại Mỹ, các nhóm thân Israel và bảo thủ đã phát động một chiến dịch rầm rộ nhằm loại bỏ ông Hagel khỏi vị trí kế vị ông Leon Panetta. Họ kết tội ông là bài Do Thái, mềm yếu đối với Iran và về quyền của những người đồng tính.

Ông Hagel cũng đã từng chỉ trích chính sách của Mỹ tại Afghanistan. Năm 2009, ông phản đối tăng 30.000 quân của Tổng thống Obama, ông nói với National Journal: “Tôi không chắc rằng chúng ta hiểu những gì đang làm ở Afghanistan. Chính sách này không bền vững. Tôi cho rằng chúng ta đang đánh dấu thời gian bằng việc giết chết những người trẻ tuổi”.

Ông Chuck Hagel đánh giá ngân sách Lầu Năm Góc hiện nay là quá lớn. Ông còn nói: “Tôi cho rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đang quá cồng kềnh. Vì vậy tôi nghĩ cần cắt giảm ngân sách Lầu Năm góc”.

Giới phân tích cho rằng, với việc Thượng viện phê chuẩn chức Bộ trưởng Quốc phòng mới, ông Hagel sẽ là người viết nên chương cuối cùng về cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan.

 Quan điểm về an ninh đối ngoại 

Sau khi được Thượng nghị viện Mỹ bỏ phiếu thông qua, thư ký báo chí của nhà trắng, Jay Carney viết trên Twitter xác nhận thông tin và gọi đây là “tin tuyệt vời cho sự đoàn kết của mọi người”.

Ông Hagel đã từng gọi cuộc chiến tại Iraq là “chính sách nguy hiểm nhất và sai lầm nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh Việt Nam” và cũng vì lý do đó ông đã bị chất vấn tại quốc hội.

Tuy nhiên, chiến tranh Việt Nam đã định hình định hình tư duy về an ninh toàn cầu của ông rằng: “hành động quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng khi tất cả những khả năng ngoại giao khác đều thất bại”. Ông nói: “Tôi không phải là người theo chủ nghĩa hòa bình, tôi là người theo chủ nghĩa hiện thực trừu tượng, tôi hiểu thế giới này theo đúng bản chất của nó. Nhưng chiến tranh là một điều khủng khiếp. Không hề có vinh quang, chỉ toàn là đau khổ”.

Đối với vấn đề Israel và Iran, ông Chuck Hagel giữ quan điểm mềm mỏng. Ông ủng hộ việc đàm phán cho vấn đề chương trình hạt nhân Iran, thay vì sử dụng vũ lực và trừng phạt. Ông nêu quan điểm Israel cần linh hoạt hơn trong đàm phán hòa bình với người Palestine và thúc giục Tổng thống Obama tìm kiếm đối thoại với phong trào Hamas.

 Tái lập chế độ quân dịch 

Ông Chuck Hagel cho rằng, việc tái thiết lập chế độ quân dịch phải là cái xương sống của chính sách quốc phòng của Mỹ. Mỹ đã từng ban hành chế độ quân dịch trong thời kỳ nội chiến (1861-1865); trong Thế chiến I (1914-1918) và Thế chiến II (1941-1945). Chế độ này được tái thiết lập năm 1948 khi cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu và chấm dứt năm 1973 khi Mỹ ký hiệp định Paris và rút quân ra khỏi Việt Nam.

Trong 40 năm gần đây quân đội Mỹ gồm toàn quân nhân tình nguyện. Chế độ tình nguyện này hiện đang có dấu hiệu bất ổn, vì khi có chiến tranh có nghĩa là lúc tổ quốc lâm nguy và trách nhiệm là của mọi người dân đâu phải chỉ riêng cho những ai tự nguyện. Bức tranh thiếu công bằng giữa những người lính tình nguyện và những quân nhân trong đội quân dự bị ngày càng rõ nét.

Ông Chuck Hagel cho rằng, hiện nay cuộc chiến Iraq đã kết thúc, cuộc chiến Afghanistan sắp tàn, nhưng tình hình trên thế giới (Á châu Thái Bình Dương, Bắc Phi, Trung Đông…) vẫn đang báo hiệu những bất ổn tiềm tàng và quân đội Mỹ vẫn cần sẵn sàng ở tư thế mạnh để bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì vị thế lãnh đạo thế giới.

 Xây dựng “Học thuyết Obama” 

Khi còn làm ở Thượng viện, ông Hagel rất thân thiết với ông Obama. Họ tìm được tiếng nói chung về việc sử dụng lực lượng quân sự và cách tiếp cận vừa phải các vấn đề về quan hệ đối ngoại của ông Hagel. Ông Obama cũng đánh giá rất cao sự trung thành và tận tụy của ông. Ông Hagel, Obama và Thượng nghị sỹ Jack Reed đã từng có chuyến công du cùng nhau đến một số nước Trung Đông trong đó có Iraq vào năm 2008.

Ông Hagel và Tổng thống Obama không chỉ có quan hệ cá nhân mật thiết mà còn có cùng quan điểm về chính sách đối ngoại. Cả hai ông đều muốn xây dựng một “học thuyết Obama” bằng cách từng bước tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong chính sách an ninh đối ngoại.

Cả ông Obama lẫn ông Hagel muốn duy trì Mỹ như một cường quốc thế giới vượt trội, nhưng là một cường quốc có khả năng thành lập liên minh với các nước khác. Ông Hagel ủng hộ quan điểm của ông Obama tìm cách duy trì một quân đội mạnh nhưng cắt giảm chi phí hơn nữa để phục vụ chi tiêu trong nước.

Như vậy, từ những trải nghiệm chiến tranh đến tư duy về an ninh toàn cầu và vị thế của nước Mỹ, ông Chuck Hagel đã chính thức thay ông Leon Panetta ở vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, khiến dư luận Mỹ và quốc tế kỳ vọng vào chính sách mới của Mỹ có thể có đóng góp nhiều hơn cho sự an toàn của người dân Mỹ và an ninh toàn cầu.


http://bigphim.net/xem-phim/hai-xuan-hinh-2013-778.html

http://bigphim.net/xem-phim/sat-thu-goi-cam-704.html

http://bigphim.net/xem-phim/thien-menh-anh-hung-139.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét