Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Đặc nhiệm Mỹ và hàng loạt nghi án giết dân thường Áp-ga-ni-xtan

 QĐND - Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ca-dai (Hamid Karzai) mới đây đã yêu cầu toàn bộ các lực lượng đặc nhiệm Mỹ phải rút khỏi tỉnh Oa-đắc chiến lược nằm gần thủ đô Ca-bun, sau khi xuất hiện cáo buộc lính đặc nhiệm Mỹ và các nhóm vũ trang người Áp-ga-ni-xtan hợp tác với lực lượng này quấy rối, tra tấn, thậm chí sát hại người dân vô tội tại tỉnh Oa-đắc. Đây được xem là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ đang ngày một xấu đi giữa Mỹ và Áp-ga-ni-xtan... 

 Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ca-dai trong lễ nhậm chức ngày 19-11-2009. Ảnh: AP 

Trong một cuộc họp báo tại Ca-bun, Ai-man Phai-di (Aimal Faizi), người phát ngôn của Tổng thống Ha-mít Ca-dai cho biết, quyết định liên quan đến tỉnh Oa-đắc được đưa ra trong một cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia. Theo quyết định này, các lực lượng đặc nhiệm Mỹ sẽ có 2 tuần để rút quân hoàn toàn khỏi Oa-đắc. Ông Ai-man Phai-di cũng cho biết, quyết định được đưa ra sau khi Hội đồng an ninh quốc gia đã thảo luận và khẳng định rằng, đặc nhiệm Mỹ và các cá nhân vũ trang người Áp-ga-ni-xtan hợp tác với lực lượng này đang làm gia tăng “bất ổn và mất an ninh” tại tỉnh Oa-đắc, khiến người dân địa phương phẫn nộ.

Trước đó, trong một chiến dịch hành quân gần đây ở tỉnh Oa-đắc, các cá nhân có vũ trang được cho là lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã bắt cóc một sinh viên đại học. Hai ngày sau đó, thi thể bị cắt cổ của người sinh viên này đã được tìm thấy dưới một cây cầu. Trong một vụ khác, lực lượng đặc nhiệm Mỹ bị nghi đã bắt 9 dân thường ở tỉnh Oa-đắc. Những nạn nhân hiện vẫn còn mất tích.

Phản ứng trước diễn biến trên, Lực lượng Hỗ trợ Hòa bình Quốc tế (ISAF) do NATO dẫn đầu ở Áp-ga-ni-xtan đã ra một tuyên bố trong đó cho biết, lực lượng Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan đã biết về những thông tin cũng như bình luận của phát ngôn viên Ai-man Phai-di. Lực lượng này sẽ xem xét những lời cáo buộc về hành vi không đúng mực của binh lính Mỹ và sẽ tìm hiểu rõ ràng sự thật xung quanh những lời cáo buộc đó. Tuy nhiên, tuyên bố của ISAF cũng khẳng định, cho đến nay, lực lượng này vẫn chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy binh sĩ Mỹ có liên quan tới những cáo buộc nêu trên và sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận nào khi chưa nói chuyện với các quan chức cấp cao của Chính phủ Áp-ga-ni-xtan về vấn đề này.

Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Ha-mít Ca-dai đưa ra quyết định yêu cầu lực lượng đặc nhiệm Mỹ rút khỏi một số khu vực của Áp-ga-ni-xtan và hạn chế các hành động quân sự ảnh hưởng đến dân thường của lực lượng này. Tháng 3-2012, ông cũng từng thông báo đã đề nghị quân đội nước ngoài rút khỏi các làng mạc ở Áp-ga-ni-xtan và chỉ hoạt động gói gọn trong các căn cứ lớn. Gần đây nhất, ngày 16-2, Tổng thống Ca-dai ban hành sắc lệnh cấm toàn bộ lực lượng an ninh Áp-ga-ni-xtan đề nghị liên quân do NATO đứng đầu hỗ trợ không kích trong các chiến dịch truy quét phiến quân, sau khi một vụ không kích của NATO vài ngày trước đó ở miền Đông Áp-ga-ni-xtan làm 10 người thiệt mạng. Tổng thống Ca-dai từ lâu đã cảnh báo phương Tây rằng, các vụ sát hại dân thường có thể làm mất sự ủng hộ của dân chúng đối với các lực lượng nước ngoài tại Áp-ga-ni-xtan và châm ngòi cho các hành động nổi dậy.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, những yêu cầu của Tổng thống Ca-dai nhường như chỉ để nhất thời xoa dịu sự phẫn nộ của người dân sau hàng loạt vụ việc đáng tiếc, điển hình như việc một số binh sĩ NATO đốt các bản kinh Koran hồi cuối tháng 2-2012 và hành động xả súng giết hại 16 dân thường, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, của một lính Mỹ, ngày 11-3-2012. Những bất ổn ngày càng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố nằm dưới “sự bảo vệ” của lực lượng NATO như Oa-đắc, đã chứng minh rằng những quyết định của Tổng thống Ca-dai không thực sự khắc phục được những nguy hại nghiêm trọng về an ninh và trật tự xảy ra tại quốc gia Tây Nam Á này.

Mặc dù vậy, cũng phải nói rằng, việc “rắn” đối với Mỹ là một bước đi hết sức khó khăn đối với Áp-ga-ni-xtan, đặc biệt là đối với Tổng thống Ca-dai, khi mà quyền lực của ông hầu như dựa trên sức mạnh của lực lượng quân sự NATO do Mỹ cầm đầu. Thêm vào đó, hàng tỷ USD từ Mỹ và đồng minh thuộc NATO chảy vào Áp-ga-ni-xtan tạo ra việc làm cho người dân nước này, cũng khiến việc “mở miệng” của Tổng thống Ca-dai dễ “mắc quai”. Nhiều chuyên gia cũng nhận xét, động thái mới của Chính quyền Áp-ga-ni-xtan không chỉ là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ không còn êm đẹp giữa Ca-bun và Oa-sinh-tơn mà có thể còn làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Áp-ga-ni-xtan về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đất nước Tây Nam Á này, sau khi hầu hết lực lượng NATO rút ra khỏi đây vào cuối năm 2014.

 HÀ LAN 


xem phim ra riêng anh cưới em

xem phim tết văn lang cả làng nói phét

{xem phim sat thu goi cam HD 2013 online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét