Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Sau tin đồn, ai có lợi?

 Không khó hiểu khi tin đồn Chủ tịch ngân hàng BIDV bị bắt khiến nhiều người tin "sái cổ". Bởi, đã có những tin đồn thành sự thực, mà chỉ vừa mới xảy ra trong năm 2012. 

- 
Tin đồn, bao nhiêu là sự thực? 

Sau những tin đồn một số lãnh đạo ngân hàng bị bắt của năm 2012, mới bước vào tuần đầu tiên của năm Quý Tỵ, thị trường chứng khoán lại một lần nữa choáng váng trước tin đồn lãnh đạo ngân hàng BIDV bị bắt.

Dù ngay sau đó, BIDV đã lên tiếng bác bỏ tin đồn nhưng vẫn không kịp cứu nguy cho thị trường chứng khoán. Trong phiên ngày 21/2, chỉ số HNX-Index đã lao dốc xuống mức thấp kỷ lục trong 2 năm qua (5,3%). Chỉ số Vn-Index cũng lặp lại mức giảm mạnh kể tháng 8/2012 (thời điểm bắt giữ “bầu” Kiên).

Theo Chủ tịch ngân hàng BIDV – nạn nhân của tin đồn, những kẻ tung tin đồn có lẽ đã kiếm lời được ít nhất 500 - 700 tỷ đồng từ các thị trường chứng khoán, vàng và tỷ giá vốn diễn biến khá bất thường trong 3 ngày qua (19,20,21/2).

Như vậy, có thể thấy, hàng trăm nghìn tỷ đang được sôi động trên thị trường chứng khoán, tiền tệ… chỉ cần có một biến động nhỏ như tin đồn cũng khiến ngay lập tức, dòng chảy đó sẽ như một cơn lũ cuốn phá “đê bao”- tâm lý thị trường.

Thị trường đã bao phen choáng váng, thất thiệt vì tin đồn, nhưng vì sao nhiều người vẫn cả tin với tin đồn đến thế?. Trả lời câu hỏi này cần phải ngược dòng thời gian, mà gần đây nhất là tin đồn trong năm 2012.

 
 
Một số nạn nhân của tin đồn


Thời điểm “bầu” Kiên bị bắt, mặc dù thông tin chưa được công bố chính thức, nhưng hoạt động của ngân hàng ACB và thị trường chứng khoán cũng đã bị chao đảo. Hàng nghìn tỷ của các đại ga cũng bốc hơi theo tin đồn; tiền tại ACB cũng bị rút ồ ạt.

Vụ bắt "bầu" Kiên như “phát súng” báo hiệu cho những tin đồn còn tiếp tục. Bởi sau đó, ông Lý Xuân Hải, khi đó còn đương chức Tổng Giám đốc ngân hàng ACB, đã được cơ quan công an “âm thầm” triệu tập để phục vụ công tác điều tra.

Tin đồn ông Hải bị bắt bắt đầu bung ra. Dù ACB phủ nhận nhưng rồi tin đồn đã thành sự thực sau khi được cơ quan công an chính thức công bố.

Và tiếp đến là một số nhân vật cấp cao khác của ngân hàng ACB cũng bị “sờ gáy”. Thậm chí, trong số những lãnh đạo đó, đã có người từng lên tiếng phủ nhận tin đồn bị bắt về mình. Và cũng lặp lại như sự việc của ông Lý Xuân Hải, chỉ sau khi có thông tin chính thức từ cơ quan công an, những người còn bán tính bán nghi mới tin đó là sự thực.
Tin đồn cứ thật, giả lẫn lỗn khiến người dân hoang mang, nhà đầu tư lo sợ là điều tất yếu. Chả thế mà, cùng đợt rộ những tin đồn từ Ngân hàng ACB, thông tin ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Masan, đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank bị bắt làm nhiều người tin “sái cổ”.

Thị trường chứng khoán cũng được phen biến động mạnh. Để rồi đến khi ông Quang từ Mỹ trở về và xuất hiện như lời minh chứng cho tin đồn là thất thiệt, mọi người mới thở phào, nguyền rủa kẻ tung tin.

Trong năm 2012, may mắn cho một nạn nhân của tin đồn, khi đã tìm ra thủ phạm. Đó là vụ việc Tổng giám đốc của công ty Chứng khoán Bản Việt bị Dragon Capital tung tin rằng đã bị cơ quan công an triệu tập để hỗ trợ điều tra liên quan tới một số vi phạm.

Kịp phản bác thông tin này, Tổng giám đốc của Chứng khoán Bản Việt đã được Dragon Capital xin lỗi.

Còn lại những “nạn nhân” khác, một là trở thành thực, hai là chịu thiệt... chờ cơ quan chức năng tìm thủ phạm. Phó chủ tịch Techcombank Nguyễn Đăng Quang đã từng chia sẻ với báo giới, những tin đồn- nếu không có biện pháp ngăn chặn, ảnh hưởng của nó sẽ vô cùng lớn và chưa thể lường hết. Ông Quang, hy vọng các cơ quan quản lý sẽ có những biện pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng này.


 Dập tắt tin đồn, tìm thủ phạm có dễ? 

Từ tin đồn nửa thực nửa hư, có kẻ thu vô số lời và không ít người chịu thiệt. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, để tin đồn không gây xáo trộn thị trường rất cần tính minh bạch trong thông tin.

Vẫn biết, có những thông tin chưa thể công bố vì “an ninh quốc gia”, nhưng ở một khía cạnh nào đó, nên chăng cần có biện pháp thích hợp hơn để thị trường không “sốc” khi có sự thực nhưng chỉ được “rỉ tai”.

Không ít lần, Ủy ban Chứng khoán phải lên tiếng và khuyến cáo các nhà đầu tư phải thận trọng trước tin đồn. Nhưng tình trạng đua nhau bán tháo cổ phiếu, cùng cảnh không ít người chớp cơ hội mua vào vẫn diễn ra.

Xét về bản chất của vấn đề, khi nền kinh tế bất ổn, tâm lý người dân hay các nhà đầu tư càng dễ bị dao động. Và trong đó, sự lẫn lộn thật, giả sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ cơ hội kiếm lời.

Trong khi cả nền kinh tế đang phải vật lộn, cố gắng lấy lại “sức sống”, thì những tin đồn là một phần tác động, cản trở sự cố gắng này. Và ở đâu đó, chủ nhân của những tin đồn vẫn ung dung ngồi “đếm tiền”, chờ cơ hội cho những cú tin khác.

Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn trong việc truy tìm thủ phạm tin đồn.
Trở lại với tin đồn Chủ tịch Ngân hàng BIDV bị bắt, một số nhà đầu tư cho rằng, nếu đã có kẻ kiếm lời từ vụ tin đồn thì cần có thông tin từ thị trường chứng khoán, lượng giao dịch, người giao dịch…là sẽ có manh mối.
Ông Trần Bắc Hà (Chủ tịch HĐQT BIDV) cho biết, sau tin đồn thất thiệt về ông, thị trường chứng khoán xuất hiện 4 mã có nghi vấn bị làm giá. Trả lời trên VnEconomy, ông Bắc Hà cho rằng, để điều tra vụ việc này không quá khó, chỉ cần tìm hiểu từ trung tâm lưu ký chứng khoán.

Khổng Nhung


phim peter pan 2013 online

xem phim than tai go cu 2013 online

tính nết tại đây

xem không hề biết giận

gap nhau cuoi nam 2013

xem chiếc gương của giời 2013

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét