Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Đón Tết với phạm nhân

 (PL&XH) - Nói đến Tết, dường như ai cũng nghĩ đến sum họp gia đình. Một năm lam lũ nơi chân trời góc bể nào cũng nghĩ đến ngày được về quây quần trong mái ấm, cùng gói bánh chưng, thắp hương khấn vái trước bàn thờ tổ tiên đêm giao thừa, đón năm mới. 

Nhưng với những người đang thụ án trong các trại giam, đó là mơ ước. Vào giờ khắc thiêng liêng đón năm mới, không ít phạm nhân trùm chăn bật khóc vì nhớ nhà, nhớ cuộc sống tự do ngoài đời. Biết làm sao được. Cuộc sống có những giới hạn, sự nghiêm ngặt của luật pháp và con người phải tuân theo. Làm gì để mùa xuân đến được với những trái tim cô đơn. Những lời tâm sự của ông Bùi Ngọc Bình, Trưởng trại tạm giam số 1 Hà Nội cho ta chia sẻ những trăn trở, những tình cảm rất con người của những chiến sĩ quản giáo:

- Năm nào cũng vậy, khi mọi người vui vẻ đón xuân, là lúc anh em quản giáo bận rộn nhất. 100% quân số tham gia trực 24/24g trong những ngày nghỉ Tết. Anh chị em đến các phân trại, cùng phạm nhân tổ chức vui đón năm mới. Bày tỏ tình cảm chân thành giữa con người với con người. Có những chiến sĩ của tôi gần 20 năm đón Tết trong trại giam. Nhưng khi tiếp chuyện, anh em nói những lời thật bình dị: Lâu rồi, thành quen.

Nữ quản giáo, chị Bùi Thị Hồng Hạnh đã 20 năm trong nghề, bày tỏ sự cảm thông với nữ phạm nhân.

- Với nam giới, đôi khi họ giấu kín được tâm trạng, nhưng chị em, nói đến Tết, dường như tất cả đều rơi nước mắt, xót xa. Nhớ cha mẹ già, nhớ con thơ… hạn tù đã có pháp luật quy định. Quản lý tù phạm là việc của chúng tôi. Nhưng họ cũng là con người, họ cần được gần gũi, được sẻ chia, tiếp nhận không khí Tết ấm áp, để vơi nhẹ nỗi lòng. Chúng tôi cùng phạm nhân gói bánh chưng, tập văn nghệ, cùng nhau ca hát. Trên mâm cơm có giò chả, bánh chưng, măng miến, thịt gà, như mâm cỗ Tết ở gia đình. Họ thi nhau sắp đặt mâm ngũ quả, hơn thua ở vẻ đẹp, cân đối bắt mắt… Đêm giao thừa, cán bộ đi chúc Tết, anh em phạm nhân mừng tuổi cho nhau. Và một điều nữa, chỉ có chị em với nhau mới có thể thổ lộ được… là làm đẹp trong những ngày đón chào năm mới. Cũng son, phấn, áo dài, khăn voan... Quản giáo phải luôn đặt mình vào từng hoàn cảnh cụ thể của tù nhân để đồng cảm. Đôi khi chỉ một lời chia sẻ, động viên cũng làm họ thức tỉnh. Ngày Tết, nỗi cô đơn càng rõ rệt, người quản giáo lại càng phải đem đến cho họ những tình cảm chân thành nhất từ trái tim bao dung, nhân ái.

“Tại khu can phạm, án chưa quyết, tâm trạng của họ phức tạp hơn. Không mấy ai bình tâm để đón Tết. Đêm giao thừa, không ai bảo ai, tất cả nhìn ra ngoài qua song sắt trông ngóng, chờ đợi người thân. Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, có nhiều người mắt đỏ hoe, giàn giụa nước mắt. Người khóc vì xót xa ân hận, người khóc vì thương cha nhớ mẹ, vì khao khát tự do - Trưởng giám thị Bùi Ngọc Bình tâm sự.

Những khi xuống với tù nhân, gọi là giáo dục, nhưng là những buổi chuyện trò, lắng nghe tâm tình như anh nói với em, như cha chú nói chuyện với con cháu về điều hay lẽ phải, về chuyện đời, có khi sôi nổi đàm đạo về các thú chơi ngày Tết, về bóng đá, về nghề nghiệp, về niềm đam mê riêng. Sau những lần chuyện trò gần gũi, tâm trạng nhiều người cũng bình tĩnh, nhẹ nhõm hơn.


Kính Hiền


http://bigphim.net/xem-phim/hai-xuan-hinh-2013-778.htmlhttp://bigphim.net/xem-phim/thien-menh-anh-hung-139.htmlhttp://bigphim.net/xem-phim/sat-thu-goi-cam-704.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét